Đề cương ôn tập giữa kì I môn Lịch sử 11( 2022-2023)
Lượt xem:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I- MÔN LỊCH SỬ 11
NĂM HỌC 2022-2023
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. (NB) Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu. B. Công nghiệp phát triển.
C. Thương mại hàng hóa. D. Sản xuất quy mô lớn.
Câu 2. (NB) kết thúc giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, phe Liên minh chuyển sang thế nào?
A. Cầm cự B. Phòng ngự
C. Phản công D. Giằng co
Câu 3. (NB) Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục.
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 4. (NB) Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế của nước Nhật là theo chế độ nào?
A. Dân chủ cộng hòa. B. Dân chủ đại nghị. C. Quân chủ lập hiến. D. Cộng hòa tư sản.
Câu 5. (NB) Cuộc khởi nghĩa nông dân nào lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?
A. Thái Bình Thiên quốc. B. Nghĩa Hòa đoàn.
C. Khởi nghĩa Vũ Xương. D. Khởi nghĩa Thiên An môn.
Câu 6. (NB) Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào?
A. Tư sản. B. Nông dân. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản.
Câu 7.
Câu 10. (NB) Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của thực dân nào?
A. Thực dân Anh. B. Thực dân Pháp.
C. Thực dân Hà Lan. D. Thực dân Tây Ban Nha.
Câu 11. (NB) Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Mã lai. B. Xiêm. C. Bru nây. D. Xin ga po.
Câu 12. (NB)Trước khi bị thực dân châu Âu xâm lược, ngành kinh tế nào phát triển ở châu Phi?
A. Chăn nuôi. B. Trồng trọt. C. Dệt và gốm. D. Luyện sắt.
Câu 13. (NB) Cuộc khởi nghĩa đã thu hút đông đảo nhân dân An-gie-ri tham gia do ai lãnh đạo?
A. Áp-đen Ca-đe. B. Phi-đen Castro.
C. A-ra-bi. D. Mu-ha-mét Át-mét.
Câu 14.
Câu 15. (NB) Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918 ) bùng nổ?
A. Các nước thiếu thị trường, nguyên liệu
B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
C. sự hiếu chiến của đế quốc Đức.
D. chính sách trung lập của Mĩ.
Câu 16. (NB) Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào?
A. Khởi nghĩa Chậu Pa chay. B. Khởi nghĩa Pu côm bô.
C. Khởi nghĩa Ong kẹo. D. Khởi nghĩa Pha ca đuốc.
Câu 17. (TH) Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?
A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng tư sản triệt để.
C. Chiến tranh đế quốc. D. Cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 19. (TH) Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản có đặc điểm nào?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 21. (TH) Ý nào sau đây không đúng khi nói về mục tiêu của Trung Quốc Đồng minh Hội?
A. Đánh đổ Mãn Thanh.
B. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.
C. Bình đẳng ruộng đất cho dân cày.
D. Đánh đuổi Đế quốc xâm lược.
Câu 22. (TH) Đâu là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ?
A. Mở đường cho chế độ phong kiến phát triển.
B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc.
C. Thành lập nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa.
D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 23. (TH) Nguyên nhân khiến Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước đế quốc là do?
A. Nền kinh tế phát triển cao. B. Có guồn lao động chất lượng cao
C. Giàu tài nguyên thiên nhiên. D. Khoa học kĩ thuật phát triển
Câu 24. (TH). Cuộc cải cách của vua Rama V đã có tác động nào tới đất nước Xiêm?
A. Là cở sở để Xiêm thực hiện chích sách ngoại giao mềm dẻo.
B. Là cở sở để Xiêm thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn.
C. Là một trong những yếu tố giúp Xiêm giữ được nền độc lập
D. Là một trong những yếu tố giúp Xiêm gây ảnh hưởng với Lào và Campuchia
Câu 25. (TH) Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi?
A. Các phong trào diễn ra rầm rộ. B. Chưa có chính đảng lãnh đạo.
C. Chưa có tiềm lực kinh tế. D. Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch.
Câu 26. (TH) Những chính sách do Mĩ đề ra đối với khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đã tác động thế nào tới khu vực này?
A. làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống chế độ tay sai thân Mĩ.
B. thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
C. thúc đẩy nền kinh tế Mĩ Latinh phát triển.
D. làm xuất hiện nhiều giai cấp mới.
Câu 27. (TH) Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là do?
A. Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe.
B. Chưa đủ tiềm lực để tham chiến..
C. Không muốn “hi sinh” một cách vô ích.
D. Sợ quân Đức tấn công.
Câu 28. (TH) Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), mang tính chất gì?
A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.
B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa
D. chính nghĩa về các nước thuộc địa.
PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu kết quả và tính chất cách mạng Tân Hợi
Câu 2: Phân tích nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Từ hậu quả của cuộc chiến tranh đối với nhân loại hãy liên hệ với trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn hòa bình.
Câu 3: Bằng những kiến thức đã học em hãy xét nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 4:Tại sao cuộc duy tân Minh Trị lại được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản
Câu 5: Tại sao Xiêm là nước duy nhất Đông Nam á không trở thành thuộc địa của thực dân phương tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?